Đứt dây chằng cổ chân: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Đứt dây chằng cổ chân là gì ?

Đứt dây chằng cổ chân là một chấn thương nghiêm trọng. Bệnh nhân sẽ trải qua cảm giác đau nhức, khớp cổ chân bị lỏng lẻo và sưng tấy, gây khó khăn trong việc đi lại. Cùng JoinGing tìm hiểu kĩ hơn về đứt dây chằng cổ chân: nguyên nhân, dấu hiệu đứt dây chằng cổ chân và cách điều trị phù hợp.

Đứt dây chằng cổ chân là gì ?

Cấu tạo của khớp cổ chân bao gồm nhiều xương như xương chày, xương mác, xương gót, và xương sên, được bao quanh bởi hệ thống dây chằng. Trong đó, dây chằng cổ chân, nằm ở phía ngoài cổ chân, là dây dễ bị tổn thương nhất.

Đứt dây chằng cổ chân xảy ra khi dây chằng xung quanh khớp cổ chân bị kéo căng quá mức, dẫn đến đứt hoàn toàn. Tình trạng này gây ra những cơn đau nhức khó chịu và làm người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc vận động.

Đứt dây chằng cổ chân là gì ?
Đứt dây chằng cổ chân là gì ?

Nguyên nhân đứt dây chằng cổ chân 

Đứt dây chằng cổ chân xảy ra khi cổ chân bị lệch sang một bên hoặc bị xoắn đột ngột, bàn chân bị xoay vào trong, tác động mạnh vào khớp dẫn đến tổn thương. Các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này có thể kể đến như: 

  • Chấn thương: Các chấn thương do té ngã khi chơi thể thao, lao động hoặc sinh hoạt làm ảnh hưởng đến mắt cá chân và cổ chân, làm tăng áp lực lên dây chằng. Sự cố té ngã và tai nạn bất ngờ cũng có thể tác động đến gót chân, làm xoay bàn chân đột ngột hoặc đưa vào trong, dẫn đến căng dây chằng quá mức và dẫn đến đứt.
  • Tác động trực tiếp lên khớp cổ chân: Va đập mạnh hoặc bị đánh vào chân có thể tạo lực tác động lớn trực tiếp lên khớp cổ chân. Điều này gây ra áp lực và tổn thương cho xương, khớp và dây chằng, có thể gây ra tình trạng rách hoặc đứt dây chằng.
  • Đột ngột thay đổi tư thế: Thay đổi tư thế đột ngột làm cổ chân bị lệch sang một bên, khiến dây chằng phải chịu nhiều áp lực và bị kéo căng, dẫn đến đứt. 

Dấu hiệu đứt dây chằng cổ chân 

Dấu hiệu đứt dây chằng cổ chân

  • Đau nhói tại vị trí cổ chân, mắt cá chân hoặc gót chân: Một số người có cảm giác đau nhẹ, chỉ cảm thấy “thốn” nhẹ nên ít chú ý đến tổn thương. Những trường hợp khác có thể gặp đau nhức khó chịu đến mức phải dùng thuốc kháng viêm trong thời gian dài mà vẫn không hết hoàn toàn.
  • Sưng phù nề và bầm tím: do vùng cổ chân có nhiều tĩnh mạch bị ứ đọng máu trở về tim. Sưng có thể kéo dài trong nhiều tuần sau khi xảy ra chấn thương.
  • Cảm giác lỏng lẻo ở cổ chân: cổ chân cảm thấy yếu, không vững, khi di chuyển sẽ thấy không thật, khập khiễng, khó thực hiện các hoạt động mạnh và nhanh.
Bầm tím ở cổ chân có thể là dấu hiệu đứt dây chằng cổ chân
Bầm tím ở cổ chân có thể là dấu hiệu đứt dây chằng cổ chân

Phương thức chẩn đoán 

Khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra mức độ đau nhức, vị trí tổn thương và khả năng vận động của bàn chân để đánh giá tổn thương và khả năng cử động của khớp mắt cá chân.

Xét nghiệm hình ảnh

Nếu chấn thương và các triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm hình ảnh để đánh giá tình trạng tổn thương, phân biệt tổn thương dây chằng với các vấn đề khác:

  • Chụp X-quang: giúp phân biệt đứt dây chằng và gãy xương cổ chân, và kiểm tra các vấn đề liên quan đến xương, vết nứt.
  • Chụp CT: chẩn đoán hình ảnh này cung cấp thông tin chi tiết hơn so với chụp X-quang, cho phép bác sĩ thấy được cả các chấn thương xương nhỏ khó phát hiện, mạch máu và các mô mềm, giúp xác định chính xác tình trạng tổn thương ở dây chằng.
  • Chụp MRI: sử dụng từ tính và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh chi tiết về cấu trúc ổ khớp, giúp chẩn đoán nhanh chóng và chính xác tình trạng đứt dây chằng.
  • Siêu âm: kết quả siêu âm hỗ trợ bác sĩ đánh giá mức độ giãn dây chằng và khả năng đứt/rách.
Chụp X-quang phân biệt đứt dây chằng và gãy xương cổ chân
Chụp X-quang phân biệt đứt dây chằng và gãy xương cổ chân

Đứt dây chằng cổ chân có đi được không ?

Vậy đứt dây chằng cổ chân có đi được không? 

Khả năng đi lại, di chuyển của bệnh nhân phụ thuộc vào mức độ tổn thương. Tình trạng tổn thương dây chằng cổ chân được phân loại như sau:

  • Tổn thương mức độ nhẹ: người bệnh cảm thấy đau nhẹ, vẫn có thể đi lại và tổn thương có thể phục hồi sau 4-6 tuần.
  • Tổn thương mức độ trung bình: lúc này, cổ chân sưng to, gây khó khăn khi di chuyển, có dấu hiệu bầm tím ngoài da. Thời gian phục hồi thường dao động từ 4-8 tuần.
  • Tổn thương mức độ nặng: đây là trường hợp đứt dây chằng cổ chân hoàn toàn, gây ra đau đớn kéo dài, sưng to và khớp cổ chân lỏng lẻo. Nếu điều trị tích cực, tình trạng bệnh có thể phục hồi sau khoảng 12 tuần.

Phương pháp điều trị đứt dây chằng cổ chân 

Dưới đây là những phương pháp điều trị đứt dây chằng cổ chân: 

Phương pháp Rice

Nghỉ ngơi 

Người bệnh cần nghỉ ngơi tại chỗ để giảm sưng và đau do đứt dây chằng gây ra. Nghỉ ngơi giúp giảm áp lực lên vùng tổn thương, thả lỏng ổ khớp và mô mềm xung quanh, giúp xoa dịu đau nhức, hạn chế sưng và ngăn tình trạng tồi tệ hơn. Khi nghỉ ngơi, người bệnh cần lưu ý:

  • Nên nằm trên sàn hoặc đệm không quá mềm.
  • Thả lỏng cơ thể, đặc biệt là chân.
  • Nghỉ ngơi ít nhất 48 tiếng. Trong thời gian này, không nên cố gắng đi lại hoặc vận động quá mức. Chỉ nên đi lại nhẹ nhàng khi cơn đau dần giảm.
  • Nâng chân cao hơn mức tim để giảm sưng.

Nâng chân cao hơn tim 

Khi nằm nghỉ, nên đặt chân cao hơn tim. Đây là cách hiệu quả để giảm sưng đối với hầu hết các tổn thương dây chằng, giúp giảm lượng máu chảy tới vùng tổn thương, từ đó làm giảm sưng, hạn chế bầm tím và làm dịu cơn đau. Trong thời gian nghỉ ngơi, người bệnh nên dùng một chiếc gối hoặc cuộn một chiếc khăn mỏng thành hình tròn để đặt dưới chân.

Chườm lạnh 

Chườm lạnh là phương pháp hiệu quả để giảm tê và giảm đau ngay tại vị trí đứt dây chằng. Nó giúp làm giảm sưng bằng cách co mạch máu, ngăn máu tập trung vào vùng tổn thương và giúp dây chằng co lại trở về vị trí ban đầu.

Sau khi bị chấn thương, người bệnh nên chườm lạnh ngay lập tức, có thể đặt đá vào một túi chườm hoặc bọc trong một tấm khăn và áp lên vị trí tổn thương khoảng 20 phút, lặp lại mỗi 4 giờ một lần.

Nẹp cố định 

Sau khi chườm lạnh, nên cố định vị trí tổn thương bằng nẹp hoặc băng vải. Điều này sẽ giúp hạn chế các chuyển động xấu của cổ chân, ngăn ngừa tổn thương tiến triển, làm giảm sưng và đau nhức.

Vật lý trị liệu

Có một số bài tập phục hồi đứt dây chằng cổ chân, giúp phục hồi chức năng của mắt cá chân và dây chằng, hạn chế đau nhức và tăng khả năng vận động. Các bài tập này đã được nghiên cứu và nên được thực hiện dưới sự hướng dẫn và giám sát của các chuyên viên y tế. 

Phẫu thuật đứt dây chằng cổ chân 

Trong trường hợp dây chằng bị đứt hoàn toàn, bệnh nhân nên phẫu thuật càng sớm càng tốt, không chỉ giúp tái tạo dây chằng mà còn điều chỉnh ổ khớp lỏng lẻo và phục hồi chức năng cho mắt cá chân. Bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật trong những trường hợp sau:

  • Không thể hồi phục bằng cách điều trị nội khoa vì dây chằng đã căng giãn quá mức.
  • Gặp thất bại sau khi điều trị nội khoa tích cực.

Bác sĩ dùng các lỗ vào mặt trước của khớp cổ chân, sử dụng camera để quan sát bên trong khớp và loại bỏ những mảnh bong sụn (nếu có). Sau đó, bác sĩ sẽ khâu lại hoặc tái tạo lại dây chằng bằng các mảnh ghép thay thế.

Phẫu thuật đứt dây chằng cổ chân 
Phẫu thuật đứt dây chằng cổ chân 

Chi phí mổ dây chằng cổ chân tại Việt Nam có thể dao động từ 35 đến 60 triệu đồng. Chi phí mổ dây chằng cổ chân sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tổn thương, phương pháp phẫu thuật, tay nghề của bác sĩ hay cơ sở y tế điều trị,…

Xem thêm: Bệnh viện chuyên về xương khớp tốt nhất tại Hà Nội và TP. HCM

Bị đứt dây chằng nên ăn gì để nhanh hồi phục ?

Khi bị đứt dây chằng nên ăn gì để nhanh hồi phục ?

Dưới đây là một số gợi ý: 

Bổ sung thực phẩm giàu protein

Protein đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo và sửa chữa mô, do đó bạn nên bổ sung đầy đủ protein trong chế độ ăn uống sau khi bị đứt dây chằng.

Một số nguồn thực phẩm giàu protein trả lời cho câu hỏi bị đứt dây chằng nên ăn gì bao gồm:

  • Thịt nạc: Thịt gà, thịt bò, thịt lợn nạc,…
  • Cá: Cá hồi, cá ngừ, cá thu,…
  • Trứng
  • Các loại đậu: Đậu nành, đậu đen, đậu xanh,…
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình sản xuất collagen và giúp vết thương mau lành.

Một số nguồn thực phẩm giàu vitamin C là:

  • Trái cây họ cam quýt: Cam, bưởi, chanh, quýt,…
  • Rau xanh: Rau bina, ớt chuông, bông cải xanh,…
  • Ớt chuông
  • Dâu tây

Bổ sung thực phẩm giàu omega-3

Omega-3 có tác dụng chống viêm, giảm đau và hỗ trợ quá trình phục hồi mô.

Các thực phẩm giàu omega-3 có thể kể đến như:

  • Cá béo: Cá hồi, cá thu, cá ngừ,…
  • Hạt chia
  • Óc chó
  • Hạt lanh

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin K

Vitamin K đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu và giúp vết thương mau lành.

Vitamin K có thể tìm thấy nhiều trong các thực phẩm như:

  • Rau xanh: Rau bina, cải xoăn, bông cải xanh,…
  • Bắp cải
  • Măng tây

Bổ sung thực phẩm giàu collagen

Collagen là thành phần chính của mô liên kết, giúp duy trì độ đàn hồi và tăng sức mạnh của dây chằng.

Collagen có nhiều trong:

  • Nước dùng xương
  • Thịt gà
  • Trái cây họ cam quýt
Thịt gà là loại thực phẩm giàu collagen 
Thịt gà là loại thực phẩm giàu collagen 

Uống đủ nước

Nước giúp vận chuyển chất dinh dưỡng đến các tế bào và loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể, do đó hãy uống đủ nước mỗi ngày để hỗ trợ quá trình phục hồi.

Nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.

Hạn chế thực phẩm gây viêm

Một số thực phẩm có thể gây viêm và làm chậm quá trình phục hồi, do đó nên hạn chế chúng trong chế độ ăn sau khi bị đứt dây chằng.

Một số thực phẩm gây viêm cần hạn chế là:

  • Thực phẩm chế biến sẵn
  • Thực phẩm nhiều đường
  • Đồ ăn nhanh
  • Rượu bia

Bổ sung thực phẩm chức năng

Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung thêm một số thực phẩm chức năng như glucosamine, chondroitin, MSM,… để hỗ trợ quá trình phục hồi dây chằng. 

Xem thêm: Thuốc bổ xương khớp của Mỹ loại nào tốt nhất?

Đứt dây chằng cổ chân là một tình trạng khá phổ biến, đặc biệt hay gặp trong các hoạt động thể thao. Ngay sau khi chấn thương xảy ra, người bệnh cần áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà để giảm nhẹ triệu chứng, ngăn ngừa tổn thương tiến triển. Sau đó nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị, phục hồi chức năng, hoặc phẫu thuật tái tạo dây chằng theo phác đồ của bác sĩ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *